Giới thiệu

Giới thiệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc

1. Khái quát chung về huyện Đại Lộc:

     Đại Lộc nằm ở phía bắc của Quảng Nam. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵngphía đông giáp thị xã Điện Bànphía đông nam giáp huyện Duy Xuyênphía nam giáp huyện Quế Sơnphía tây nam giáp huyện Nam Giangphía tây bắc giáp huyện Đông Giang.

+ Diện tích: 585,6 km²

+ Dân số (2015):  181.435 người

+ Mật độ dân số: 309 người/km²

Huyện Đại Lộc có 18 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 1 thị trấn Ái Nghĩa và 17 xã: Đại AnĐại ChánhĐại CườngĐại ĐồngĐại HiệpĐại HòaĐại HồngĐại HưngĐại Lãnh, Đại MinhĐại NghĩaĐại PhongĐại QuangĐại SơnĐại TânĐại ThắngĐại Thạnh.

     Đại Lộc là vùng đất trù phú với nhiều sản vật dồi dào, là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Nam, đồng thời rất nổi tiếng với các ngành nghề: trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, làm trống, thợ hồ, làm nhang, đan lờ… Nhìn chung, ngoài “nông tang vi bản”, cơ cấu ngành nghề ở Đại Lộc rất phong phú. Mồ hôi của các thế hệ cư dân đã kiến tạo trên vùng đất này một bức tranh quê với nhiều điểm tươi sáng. 40 năm sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, Đại Lộc không ngừng đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế – văn hóa – xã hội. Từ một huyện nông nghiệp là chính, đến nay Đại Lộc đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp với 18 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Trong số 36 dự án đang đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn có 3 dự án được đánh giá mang tầm vóc “khổng lồ” so với địa phương là: Dự án sản xuất cồn Ethanol của Công ty Cổ phần Đồng Xanh; dự án sản xuất phụ tùng cơ khí chính xác cao ngành dệt may của Công ty TNHH Groz-Beckert Việt Nam; dự án sản xuất gạch men cao cấp ceramic của công ty cổ phần Prime. Từ một vùng nông thôn nghèo, giao thông cách trở, giờ đây gần 100% hộ gia đình có điện thắp sáng, hệ thống thông tin liên lạc, đường ô tô đến tất cả các xã. Những khu dân cư, những con đường mới mở, những đoạn đường đến tận thôn cùng ngõ hẻm được bê tông hóa… đã góp phần tạo cho Đại Lộc một diện mạo mới.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Lộc

     Phòng Giáo dục – Đào tạo Đại Lộc  là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân Huyện, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam.

     Phòng Giáo dục và Đào tạo được thành lập vào năm 1976, qua nhiều lần thay đổi địa điểm làm việc, hiện nay cơ quan Phòng GDĐT toạ lạc tại Khu 1, thị trấn Ái Nghĩa. Đến nay, cơ sở vật chất so với những ngày đầu mới thành lập, cơ quan đã được đầu tư xây dựng 2 tầng, khang trang, tương đối đủ các phòng làm việc, Hội trường, phòng họp, nhà kho lưu trữ tài liệu lâu năm. Hiện nay, Cơ quan phòng có Chi bộ đảng trực thuộc Huyện ủy, Công đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện; các bộ phận công tác gồm có: Giáo dục Mầm non; GD Tiểu học; GD THCS; TCCB, Tổng hợp – Hành chính, Thanh tra …, có 15 cán bộ công chức, gồm 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 10 chuyên viên và 2 nhân viên; 100% cán bộ, công chức có trình độ Đại học, trong đó có 1 đồng chí trình độ thạc sỹ, 3 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Phòng Giáo dục và Đào tạo đang quản lý 61 trường (MN, MG, TH, THCS). Trong đó có 19 trường mầm non, mẫu giáo; 25 trường tiểu học và 17 trường trung học cơ sở, với trên 860 lớp/25.000 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành trên 2000 người.

     Về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; Tỷ lệ bố trí giáo viên trên lớp; mầm non đạt 02 giáo viên/lớp; tiểu học 1,55 giáo viên/lớp,  THCS là 2,05 giáo viên/lớp. Giáo viên đạt chuẩn có tỷ lệ cao. Trong đó, mầm non đạt trình độ chuẩn 100% (trên chuẩn 75,9%), tiểu học đạt 99,17% (trên chuẩn 96,7%), THCS là 99,33% (trên chuẩn 85,8%), THPT đạt 100% (trên chuẩn 6%). Có trên 500 đảng viên, sinh hoạt ở 61 chi bộ trường học.

     Về cơ sở vật chất, có 748 phòng học và 221 phòng chức năng, trong đó, có 559 phòng được xây dựng kiên cố hoá; 510 phòng bán kiên cố.

     Công tác xây dựng trường đạt chuẩn QG được đẩy mạnh ở cả 3 cấp học, đến cuối năm 2015, có 61/61 trường đạt chuẩn quốc gia. Từ năm 2016 đến nay, ngành giáo dục huyện tập trung xây dựng trường đạt chuẩn sau 5 năm và xây dựng trường đạt chuẩn mức độ 2, gắn với chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Hiện nay, toàn huyện có 61/61 trường đạt chuẩn quốc gia. Cấp học MN đạt 19/19 trường (Trong đó 4 trường đạt mức độ 2); Cấp Tiểu học đạt 25/25 trường (Trong đó mức độ 2: 18 trường); cấp THCS đạt 17/17 trường. Thành quả trên là nhờ UBND huyện tập trung đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá, hiện đại hóa hạ tầng cho trường, lớp học. Ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, ngành GDĐT huyện Đại Lộc kêu gọi có hiệu quả sự chung tay góp sức từ cộng đồng, tích cực tranh thủ huy động nguồn kinh phí từ các nguồn lực khác nhau nhằm chăm lo cho giáo dục.

     Công tác kiểm định chất lượng được Sở GDDT Quảng Nam đánh giá ngoài 33/61 trường. Trong đó, cấp học MN, MG được công nhận 8 trường đạt cấp độ 3; cấp học tiểu học được công nhận 14 trường đạt cấp độ 3; 01 trường đạt cấp độ 2; cấp học THCS được công nhận 10 trường đạt cấp độ 3. Đặc biệt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được huyện quan tâm, đầu tư đúng mức. Năm 1982 hoàn thành Phổ cập chống mù chữ, năm 1993 hoàn thành Phổ cập GDTH đúng độ tuổi, năm 2003 hoàn thành Phổ cập trung học cơ sở và vào cuối năm 2014 cấp học mầm non được UBND tỉnh kiểm tra, công nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

     Trong quá trình phấn đấu thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Đại Lộc đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực. Nhiều tập thể, cá nhân đạt các danh hiệu thi đua và khen thưởng từ cấp tỉnh trở lên luôn chiếm tỷ lệ cao. Đến nay, ngành GDĐT huyện có 03 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 01 Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 02 tập thể vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì; 08 tập thể và 01 cá nhân nhận Huân chương Lao động Hạng Ba. Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 02 tập thể, tặng Bằng khen cho 13 tập thể và 4 cá nhân. Ngoài ra, Bộ GDĐT còn tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 02 tập thể, tặng Bằng khen cho 43 tập thể và 40 cá nhân, công nhận 02 giáo viên giỏi cấp quốc gia. UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc 14 tập thể, tặng Bằng khen 55 tập thể, 67 cá nhân và nhiều Bằng khen, Giấy khen khác.

     Phát huy những thành quả đã đạt được, những năm tới, Phòng GD&ĐT Đại Lộc sẽ tiếp tục nổ lực xây dựng ngành Giáo dục huyện phát triển cân đối về quy mô, đa dạng về hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của các tầng lớp nhân dân, hướng tơi một xã hội học tập; tập trung quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất; phấn đấu có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, ngành học theo Chương trình số 17-CTr/HU ngày 16/10/2017 của Huyện ủy Đại Lộc về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 25/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng Nam về ”Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, của Huyện nhà, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

                                                                                     Huỳnh Ngọc Ánh – Trưởng phòng GDĐT