Khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các tất cả các lĩnh vực là nhu cầu tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin bước đầu đã dược ứng dụng trong công tác quản lý và đưa tin học vào dạy học trong nhà trường. Máy vi tính ngày nay đã trở nên phổ biến trong nhiều gia đình và trường học; các trường học đã sử dụng máy vi tính để thay thế cho máy đánh chữ. Máy vi tính không chỉ là máy đánh chữ thông minh mà còn là một thiết bị lưu trữ thông tin, cập nhật thông tin và xử lý thông tin. Thực hiện theo chủ trương của Bộ GD&ĐT từng bước nhà trường đã đưa tin học vào giảng dạy, vậy việc sử dụng máy vi tính trong nhà trường là một điều cần thiết và quan tâm.
Máy vi tính không chỉ dùng dạy tin học mà nó còn là một phương tiện dạy học hiện đại nhất, về mặt thiết bị kỹ thuật máy vi tính có thể thay thế thiết bị băng từ, đĩa CD, máy chiếu đa năng… về tài liệu dạy học máy vi tính có thể được thiết kế phần mềm và giáo trình điện tử gồm những thông tin được trình bày với nguyên tắc sư phạm nhất định, nhằm chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách tốt nhất. Hiện nay trên thế giới khoa học kỹ thuật đang phát triển với tốc độ như vũ bão, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin. Đứng trước xu thế trên, một trong những giải pháp đáp ứng đòi hỏi trên là đổi mới việc dạy học ở trường phổ thông. Ở Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, ngành giáo dục đang đổi mới mục tiêu, nội dung SGK, chương trình giáo dục, trong đó phương pháp giáo dục được xem là giải pháp trọng tâm. Muốn thực hiện có hiệu quả giải pháp này, yếu tố chủ đạo là phải đổi mới phương pháp dạy-học, tăng cường trang bị và sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy- học. Trong quá trình này, phương pháp dạy-học giữ vai trò quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Đứng trước thách thức của quá trình hội nhập, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các công văn hướng dẫn về thực hiện chương trình SGK mới nhằm nâng cao kỹ năng và năng lực nhận thức của học sinh. Tin học được phổ cập rộng rãi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thì mới có thể đưa các phần mềm phục cho quản lý và dạy học vào nhà trường như quản lý cán bộ – công chức; quản lý tiền lương, quản lý học sinh; cập nhật và xử lý dữ liệu phổ cập giáo dục; các phần mềm hỗ trợ cho dạy học… Tất cả giáo viên có thể soạn giáo án và thiết kế bài dạy trên máy vi tính, biết soạn giáo án điện tử và sử dụng một số thiết bị điện tử-tin học cho giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
|
Thực hiện chủ trương của Đảng, của Nhà nước và của Phòng GD&ĐT Đại Lộc, xuất phát từ nhu cầu cấp bách của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và trước yêu cầu thực tiễn của nhà trường. Trên cơ sở nhận thức được những yêu cầu trên Trường TH Trần Tống mạnh dạn thực hiện ứng dụng CNTT trong năm học 2006-2007 và 2007-2008 như sau : I. Đánh giá thực trạng về tình hình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy-học trong năm qua và năm học 2007-2008: 1. Tình hình máy tính và các thiết bị liên quan ở trường : + Máy tính để giảng dạy : 10 cái + Máy tính phục vụ cho VP: 5 cái ( HT: 1 cái , PHT: 1 cái, KT-VT: 1 cái, CTC Đ và TPT: 1 cái, TV-TB: 1 cái) + Máy in : 4 cái + Máy chiếu Projector : 1 cái + Máy tính laptop xách tay : 1 cái + Máy ảnh kỹ thuật số : 1 cái + Máy quét ảnh (Scaner) : 1 cái + Có 4 máy có nối mạng Internet qua đường truyền ADSL. + Máy tính sử dụng cá nhân tại nhà GV 25 cái chiếm tỷ lệ 100%, số GV có máy in tại nhà 12. 2. Ứng dụng tin học trong quản lý và dạy học : Trong năm học qua đã sử dụng một số phần mềm cho công tác quản lý và dạy học cụ thể như sau: PCGDTH, quản lý trường học (Emis), quản lý nhân sự (Pmis), quản lý kế toán tài chính (Imas), mọt số phần mền dạy học như Powerpoint, Violet… 3. Trình độ và khả năng tin học của đội ngũ CB, GV, NV : +CBQL và GV có khả năng sử dụng thành thạo máy tính chủ yếu là do sự đam mê, tự nghiên cứu để trực tiếp phục vụ cho công việc của mình. 4. Đào tạo, bồi dưỡng tin học cho CB, GV, NV và HS : + Tại trường trong năm học 2006-2007 đã tổ chức hướng dẫn tập huấn cho đội ngũ bằng hình thức tính điểm từng phần trong chương trình văn bản đến nay có 100% đã biết sử dụng đánh văn bản, 30% biết soạn giáo án điện tử. Năm học 2006-2007 đã tổ chức dạy cho học sinh từ lớp 3à5 học theo chương trình tự chọn theo QĐ 50-BGD&ĐT. Nhìn chung thực hiện việc dạy học môn Tin học ở trường những năm qua đã đi vào nề nếp. II.Nội dung giảng dạy tin học trong nhà trường. 1. Mục tiêu cụ thể. 1.1. Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành ở trường. Xây dựng và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành (thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý học sinh, quản lý cán bộ-công chức, quản lý tiền lương, …). 1.2. Năm học 2007-2008 là năm thứ hai giảng dạy tin học cho học sinh từ lớp 3à5 theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT. 1.3. Tin học hoá các hoạt động chuyên môn-nghiệp vụ, các dịch vụ công nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện các hoạt động này ( như công tác phổ cập, quản lý điểm HS, ngân hàng đề thi, bộ giáo án tốt, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giáo dục – dạy học, trao đổi thông tin trong nhà trường). 1.4. Tập huấn tin học: phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên và nhân viên ở trường. Cán bộ, nhân viên ở trường có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Hầu hết giáo viên có khả năng soạn giáo án, soạn đề kiểm tra, … để lên lớp, nhiều GV biết soạn giáo án điện tử và sử dụng các thiết bị điện tử – tin học để giảng dạy. 2. Ứng dụng tin học trong công tác quản lý và dạy học ở trường trong thời gian qua và năm học 2007-2008 : – Nối mạng Internet tại trường để : + Tất cả CB, GV, NV có thể khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ cho công việc của mình. + Đọc báo điện tử hằng ngày ( từ quý IV/2006 đến nay tại trường không đặt báo tờ, chỉ sử dụng đọc báo trên mạng) + Trao đổi thông tin giữa Phòng Giáo dục về nhà trường, giữa các trường với nhau. – Tại trường xây dựng và cài đặt các phần mềm quản lý, dạy học khai thác thông tin ở từng phần mềm ngay tại máy ở trường thông qua mạng ADSL đó là các phần mềm : + Quản lý giáo dục : EMIS + Quản lý đội ngũ CB-CC: PMIS + Phổ cập Giáo dục TH. + Quản lý tài sản – thiết bị + Thư viện Giáo án tốt và giáo án điện tử + Ngân hàng câu hỏi kiểm tra. + Phần mềm kiểm tra trắc nghiệm HS. + Quản lý công văn – Tổ chức cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin cho việc đổi mới phương pháp dạy học như : + Soạn giáo án trên máy vi tính và sử dụng thư viện giáo án dùng chung để tham khảo soạn giáo án riêng cho mình + Thiết kế giáo án điện tử bằng một số phần mềm ứng dụng (như Power Point, Violet) và sử dụng các thiết bị điện tử -tin học (như máy chiếu Projecter) để dạy học trên lớp. + Tìm kiếm từ trên mạng internet để Download về các tài liệu, hình ảnh, … sử dụng trực tiếp cho việc soạn giảng 3. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ CB-CC trực tiếp sử dụng mạng máy tính cho công việc quản lý chỉ đạo và giảng dạy. + Vận động nhân viên văn thư, kế toán, thiết bị đăng ký theo học các lớp tin học ở các cở sở đào tạo tin học. + Tổ chức các lớp phổ cập tin học văn phòng cho CBQL, NV tham gia học tập nâng cao trình độ tin học tại trường. + Tổ chức các đợt bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ giáo viên và nhân viên văn phòng như : * Truy cập vào mạng Internet, thư điện tử * Hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý và dạy học. * Hướng dẫn cài đặt. * Hướng dẫn thiết kế giáo án điện tử và sử dụng các thiết bị điện tử-tin học để giảng dạy. * Hướng dẫn sử dụng Website nội bộ của PGD&ĐT, sử dụng các phần mềm dùng chung để cập nhật, trao đổi thông tin. 4.Tổ chức các hoạt động giáo dục tin học nhằm kích thích sự đam mê học tập tin học cho CB,GV &HS và để khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thực hiện: + Tổ chức thi HS giỏi Tin học. + Tổ chức hội thi vui học: “Đố vui để học, Rung chuông vàng” + Thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo chương trình trên máy tính + Soạn giáo án tốt trên máy vi tính cho GV + Thi thiết kế và hội thi GV dạy giỏi bằng Giáo án điện tử * Trang bị các phòng máy và các thiết bị liên quan : Vận động từ các nguồn : + Cha mẹ học sinh đóng góp. + Hỗ trợ của địa phương xã + Đầu tư của các công ty Tin học tư nhân + Kêu gọi sự tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. + Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước Nhà trường thông tin rộng rãi trong nhân dân về chủ trương tin học hóa trong giáo dục để có sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội và nhân dân đồng thời khuyến khích các tầng lớp nhân dân cùng với nhà trường tham gia phổ cập tin học. Chúng ta cũng biết chương trình dạy học và sách giáo khoa là pháp lệnh cho GV phải bám sát để thiết kế bài giảng. Thế nhưng SGK cũng mang tính tham khảo, GV đứng lớp có bài soạn riêng có phương pháp riêng để truyền đạt kiến thức đến HS. Chính vì vậy các phần mềm dạy học và tự học trên máy vi tính cũng chỉ là để tham khảo và bổ sung cho bài giảng. Nếu có môi trường thích hợp và sử dụng tốt máy vi tính thì việc dạy và học sẽ đạt hiệu quả rất cao. Nó yêu cầu GV phải luôn vận động vì HS có nhiều nguồn cung cấp thông tin hỗ trợ cho bài học. Nếu như trước đây GV là người độc tôn trong việc cung cấp thông tin cho HS qua nội dung bài giảng thì hiện nay vị trí đó sẽ không còn tồn tại nữa. Học sinh không còn thụ động nghe nhìn mà trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu bài học. Máy vi tính là một phương tiện dạy học hiện đại. Thế nhưng vai trò diễn giải của GV vẫn luôn cần thiết. Máy vi tính không có sự lắng nghe những cảm xúc HS với bài giảng. Chính vì những điểm không có của máy tính vai trò của người thầy luôn luôn cần thiết trong việc truyền đạt kiến thức. Trên tinh thần học hỏi và hết sức khiêm nhường mày mò để học tập với phương châm “ không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học” mới chỉ là bước đầu mạnh dạn thực hiện theo chủ trương chỉ đạo của ngành mong được sự hỗ trợ giúp đỡ của tất cả các đồng chí, đồng nghiệp nhằm làm cho phong trào tiếp cận ứng dụng CNTT được lớn mạnh và phát triển.
Hiệu trưởng Trường TH Trần Tống
|