Cải tiến cách tiến hành thí nghiệm ở tiết 6 – Vật lí 7

Lượt xem:


– Qua nhiều năm thực hiện giảng dạy, bằng kinh nghiệm, tôi đã thực hiện cải tiến một số nội dung và cách tiến hành thí nghiệm ở tiết 6 – Vật lí 7, để đảm bảo đây là một tiết thực hành đồng thời là một tiết kiểm tra thực hành đạt hiệu quả tốt. Xin được chia sẻ cùng quí đồng nghiệp gần xa. Người thực hiện: Đỗ Ba – Giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh – Liên Chiểu – Đà Nẵng.

(Vật lí 7) Tiết 6: Thực hành và kiểm tra thực hành:

QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Đây là tiết dạy đặc trưng, vừa là tiết dạy thực hành lại vừa là tiết kiểm tra thực hành, dụng cụ thí nghiệm ở các trường hầu hết đều đầy đủ, đáp ứng cho việc chia nhóm nhỏ từ 2 đến 4 học sinh, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, học sinh thu hoạch kết quả thông qua báo cáo thực hành. Tuy nhiên để tiết dạy vừa đảm bảo là một tiết dạy thực hành đồng thời là một tiết kiểm tra thực hành đòi hỏi giáo viên cần có một sự chuẩn bị tốt các yêu cầu, và chú ý cải tiến một số nội dung thực hành để học sinh tiến hành thí nghiệm thuận lợi chính xác, dễ nhớ, dễ hiểu. Bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi đã xây dựng tiết dạy như sau, xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp gần xa.

– Giáo viên xây dựng sơ đồ cấu trúc tiết dạy như sau:

 images302199_a.jpg

 

* Chuẩn bị:

Học sinh Giáo viên

– Học bài cũ theo các yêu cầu sau:

1. Nội dung định luật phản xạ ánh sáng ?

 Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng ?

2. Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng.

– Đọc trước nội dung bài thực hành.

– Mỗi nhóm 1 bút chì.

– Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành cho nhóm học sinh.

– Dụng cụ thực hành cho 8 nhóm, mỗi nhóm cần:

+ Một gương phẳng.

+ Một bút chì.

+ Một thước dài có vạch chia, GHĐ 20cm hoặc 30cm, ĐCNN 1mm.

* Các cải tiến:

– Xác định mục đích yêu cầu.

– Trả lời các câu hỏi kiểm tra.

– Vẽ ảnh bút chì tạo bởi gương phẳng ở hình 1, hình 2, xem bút chì là một mũi tên AB. Gương phẳng đã được dựng sẵn.

– Tổ chức thực hiện thí nghiệm 2 (hình 6.2 SGK) với cải tiến là mỗi học sinh tự xác định và đánh dấu hai điểm xa nhất P, Q quan sát được ở cạnh bàn trước mặt trong gương, rút ra khái niệm về bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

– Lùi mắt ra xa gương, đánh dấu hai điểm xa nhất P’, Q’ quan sát được ở cạnh bàn trước mặt trong gương. So sánh PQ và P’Q’ ta thấy: PQ . . . . P’Q’.

– Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ . . . . . . .

– Di chuyển gương từ từ lại gần mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ . . . . . .

– Mẫu báo cáo thực hành được cải tiến so với sách giáo khoa thoả mãn mục đích yêu cầu của tiết học và nội dung kiểm tra.

* Tổ chức thực hiện: Theo sơ đồ cấu trúc tiết học.

– Phân phối thiết bị, đồ dùng thí nghiệm.

– Đại diện các nhóm trình bày mục đích yêu cầu của tiết học.

– Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi kiểm tra bài cũ.

– Các nhóm tiến hành thí nghiệm 1. Đại diện nhóm trả lời C1a, thực hiện C1b …

Thực hiện tương tự cho các hoạt động còn lại. Mẫu báo cáo thực hành như sau:

Trường THCS LƯƠNG THẾ VINH                                      Ngày:       /    / 2009

Nhóm: . . . . . Họ và tên:   . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .                       

Lớp: 7/                       

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH:

QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG 

Chuẩn bị

(2đ)

Trật tự, kỉ luật

 (2đ)

Hợp tác nhóm

(2đ)

Kết quả TN

(4đ)

Điểm tổng cộng (10đ)

I. MỤC ĐÍCH :

– Tạo ra và quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng.

– Củng cố và khắc sâu định luật phản xạ ánh sáng.

– Củng cố việc nắm tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

– Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.

– Tập xác định vùng nhìn thấy của gương.

II. NỘI DUNG THỰC HÀNH:

1. Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nêu nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Xác định ảnh của vật tạo bởi gương:

C1:

a) Đặt bút chì . . . . . . . . . . . . . . . với gương, cho ảnh song song cùng chiều với vật. Đặt bút chì . . . . . . . . . . . . . . với gương, cho ảnh cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên, xem bút chì là một mũi tên AB

images302197_1.jpg 

3. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng:

C2: Bố trí thí nghiệm như hình 6 SGK. Đánh dấu hai điểm xa nhất PQ trên mặt bàn quan sát được trong gương. PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương.

Lùi mắt ra xa gương, đánh dấu hai điểm xa nhất P’Q’ trên mặt bàn quan sát được trong gương. So sánh PQ và P’Q’ ta thấy: PQ . . . . P’Q’.

C3: Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ . . . . . . . . . .

    Di chuyển gương từ từ l ại gần mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ . . . . . . . . . .

C4: Vẽ ảnh của hai điểm M, N tạo bởi gương phẳng vào hình 3. Hỏi người đó nhìn thấy điểm nào, không nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M, N trên bức tường phía sau? Giải thích.

Bài làm:

+ Vẽ hình:

images302198_2.jpg 

+ Giải thích:

– Người ấy nhìn thấy ảnh của điểm . . . trong gương, vì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

– Người ấy không nhìn thấy ảnh của điểm . . . trong gương, vì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………

 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …

                                                                                                               Đỗ Ba