Để giới trẻ muốn làm công chức xã
Lượt xem:
-Trình độ công tác của cán bộ cơ sở của chúng ta hiện nay thấp, còn cách xa so với đòi hỏi trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy, vấn đề là ở đâu?
Cán bộ quản lý cơ sở nông thôn: trên 70% chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ Nghiên cứu vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy, có tới hơn 70% cán bộ cơ sở chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, gần 50% chưa được bồi dưỡng chính trị và khoảng 90% chưa được bồi dưỡng về quản lý hành chính, số cán bộ biết sử dụng CNTT trong công tác còn thấp, nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước.
Tuy trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý của các cán bộ cơ sở ngày càng được nâng cao nhờ vào các chương trình đào tạo, tập huấn kiến thức của tỉnh, huyện nhưng số cán bộ chủ chốt xã còn yếu về năng lực, phẩm chất còn chiếm tới 30%; đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp xã, phường có trình độ đại học và trung học mới chỉ chiếm trên 10%. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong tổng số 29.145 cán bộ công chức cơ sở có tới 31,3% số cán bộ chưa được đào tạo về nghiệp vụ chính trị; 57,1% chưa được đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và đặc biệt, có tới 78,9% số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý Con số này được PGS.TS.Trần Đức Viên (Hiệu trưởng ĐH Nông nghiệp Hà Nội) và GS.TS. Phạm Vân Đình (Viện trưởng Viện Kinh tế Phát triển (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) đưa ra tại Hội thảo đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa qua. Cũng theo GS.Phạm Vân Đình, đội ngũ cán bộ cơ sở không có nhiều sự lựa chọn, đại bộ phận trưởng thành từ thực tiễn công tác, không được đào tạo cơ bản và hệ thống. Vì vậy, trình độ tổng hợp, kiến thức lý luận chính trị còn thấp, kiến thức về kinh tế còn non kém, ấu trĩ, hạn chế đến tính năng động và tần nhìn trong quá trình đổi mới. Cần có chính sách thu hút tri thức trẻ Điều trăn trở là trình độ công tác của cán bộ cơ sở còn thấp, còn cách xa so với đòi hỏi trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy, vấn đề là ở đâu? Nhiều cán bộ khi được hỏi cho rằng, chính sách thu hút trí thức trẻ về làm việc ở nông thôn của chúng ta chưa đồng bộ và chưa đủ sức thuyết phục. Chính vì vậy mà phần lớn những cán bộ đang làm việc ở nông thôn là những người bị rơi rớt qua các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Số cán bộ trẻ được đào tạo bài bản hiếm có ai muốn về phường xã. Thực tế cho thấy, làm cán bộ cơ sở chưa bao giờ nằm trong tầm ngắm của lớp trẻ bởi họ cho rằng, mảnh đất cơ sở khó ươm trồng. Mặt khác, một nghịch lý hiện nay là lương cán bộ chuyên trách thấp hơn lương của công chức chuyên môn có cùng trình độ đào tạo. Cùng trình độ đào tạo nhưng cán bộ chủ chốt chỉ có hai bậc lương còn công chức chuyên môn được nâng lương theo niên hạn nên một số năm sau, cônh chức chuyên môn sẽ có mức lương cao hơn cán bộ chủ chốt. Một công chức chuyên môn nếu đang hưởng lương công chức xã nhưng được bầu vào Ban thường vụ cấp ủy thì sẽ hưởng chế độ lương chuyên trách hoặc không chuyên trách, lương hoặc phụ cấp sẽ thấp hơn lương công chức. Trong khi đó, để trở thành cán bộ chủ chốt, người cán bộ không chỉ cần có trình độ chuyên môn, chính trị nhất định mà còn đòi hỏi kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và tín nhiệm của cán bộ, nhân dân địa phương. Hơn nữa, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cơ sở nặng nề hơn so với cán bộ chuyên môn khác. Nói về giải pháp, GS.TS.Phạm Vân Đình cho rằng, về lâu dài trong chiến lược con người cần đào tạo những cán bộ chuyên nghiệp, nhưng trước mắt, phải “luộc lại” và kịp thời bổ sung kiến thức cập nhật để giúp cán bộ tự tin khi làm việc với dân. Cùng với đó, cần thay đổi quan niệm của người sử dụng cán bộ, sử dụng theo kiểu chuyên sâu với các kiến thức thực sự và mạnh dạn loại bỏ cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt; xóa bỏ hội chứng bằng cấp và cần tổ chức sát hạch trình độ chuyên môn khi tuyển lựa cán bộ… Kiên quyết không tuyển dụng, quy hoạch, phân công, bố trí những cán bộ trình độ học vấn thấp, không đáp ứng tiêu chuẩn vào đội ngũ cán bộ chủ chốt. Cần đổi mới công tác bổi dưỡng cán bộ, xuất phát từ yêu cầu người học với các kiến thức thiết thực, cần cho công việc, tăng cường khả năng thực hành, không nên bồi đưỡng kiến thức lý thuyết đơn thuần. Nhưng, điều quan trọng vấn là nhà nước cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý cơ sở, đồng thời có các chính sách đồng bộ nhằm thu hút trí thức trẻ về công tác tại cơ sở. Lập Phương |