Tri Ân Người Thầy

Lượt xem:


Theo lời của Albert Pike “Những gì ta làm chỉ vì bản thân mình thì sẽ mất đi cùng chúng ta, còn những gì  ta làm vì  người khác và cho thế giới này thì vẫn còn đó và bất tử”. Câu nói này rất  hợp với nhà giáo, mà công trình của họ  trường tồn cả sau khi  họ từ bỏ thế giới này. Giá trị  của họ vẫn tiếp nối bền vững qua những học trò của họ.

Nghệ thuật tuyệt vời  của người thầy  là  khơi dậy niềm  vui bằng  sáng tạo và tri thức~Albert Einstein

Những người giáo dục trẻ tốt đáng được kính trọng hơn cha mẹ- những người cho trẻ  sự sống, còn người thầy dạy nghệ thuật  sống tốt hơn. ~Aristotle

Người thầy như những ngọn nến – tự đốt cháy mình để thắp sáng cho cuộc đời của bao kẻ khác.

Ta có thể mượn lời của Carl Jung để bày tỏ lòng tri ân của  ta với thầy cô của mình về  tầm quan trọng của vai trò nhà giáo trong đời mình. Carl Jung nói:

“Người ta hồi tưởng lại  với sự cảm phục những nhà giáo lỗi lạc, với sự biết ơn  những người tác động vào xúc cảm nhân văn của ta. Chương trình giảng dạy là nguyên liệu  cần thiết, nhưng năng lượng ấm áp mới là yếu tố cần thiết cho cây lá phát triển và cho tâm hồn của trẻ.”

Nhiệm vụ của người giáo viên ưu tú là khuyến khích người “có vẻ bình thường” có được những nỗ lực phi thường. Vấn đề khó khăn không phải là xác định người chiến  thắng: mà chính là  biến người bình  thường thành người chiến thắng ~ K. Patricia Cross.

Hãy biết tri ân giáo viên của bạn bằng những lời này  và thêm câu sau đây: “ Và thầy / cô đã làm đúng như vậy!”

Sự thật là chúng ta có thể không bao giờ cảm ơn thầy cô một cách đầy đủ và đúng nghĩa. Sự  thừa nhận, cảm ơn mà những nhà giáo xứng đáng  có được  thường vượt  quá những lời nói đơn thuần.

John.F.Kennedy  đã  nói rất đúng rằng: “Khi chúng ta bày tỏ lòng biêt ơn, chắc chắn chúng ta không bao giờ quên sự tri ân cao quý nhất không phải chỉ là thốt ra  bằng lời, mà chính  là  sống theo những lời tri ân ấy.”‘

Trần Nguyễn Uyên Phương dịch