Tấm gương một người thầy!

Lượt xem:


  />    />    />    />    />    />    />    />    />    />    />    />    /> />    />    /> />  />    /> />

   />      />   /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />  Từ những ngày đầu khi chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu phát động phong trào “ Nghìn việc tốt” cho đến nay, đã có không ít tấm gương “ Người tốt việc tốt” trên khắp cả nước. Tất cả đều muốn chung tay góp sức vào để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, những người mang trên vai sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội tin tưởng trao cho, những người thầy cô không quản khó nhọc, hết mình vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “Người tốt việc tốt” như thế, đó chính là người đồng nghiệp của tôi, thầy giáo Lê Mạnh, thầy Hiệu trưởng của mái trường tiểu học Trần Đình Tri thân thương.

          Ba mươi bốn năm gắn bó với nghề, đối với thầy là ba mươi bốn năm phần đấu, rèn luyện toàn tâm cho sự nghiệp trồng người. Từ một thầy giáo trẻ làm Bí thư chi đoàn, Chủ Tịch Công Đoàn, đến Phó Hiệu trưởng và các công tác kiêm nhiệm khác, hiện nay, tại trường tiểu học Trần Đình Tri thầy đã và đang giữ chức vụ Hiệu trưởng nhà trường.

Bốn năm qua, dưới sự dìu dắt của thầy là bốn năm hoạt động của nhà trường càng khởi sắc. Thầy luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát từ việc thi đua dạy tốt – học tốt  để chất lượng giáo dục ngày được nâng lên. Trong trường ngày càng có nhiều các thầy cô giáo được công nhận là chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh…Từ chỗ tập thể được xếp loại khá đã trở thành tập thể lao động tiên tiến và hai năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được chủ tịch tỉnh tặng bằng khen. Những việc làm của thầy đã khiến chúng tôi cảm phục. Với cách làm việc và sự tính toán một cách tinh tế của thầy, đã giúp nhà trường tiết kiệm và huy động các nguồn lực xã hội để hằng năm xây dựng thêm công trình vệ sinh ở các điểm trường thôn, mua sắm các trang thiết bị, đóng bàn ghế rời, xây nhà đa năng theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa và hiện đại hóa. Ngôi nhà trong mơ ước ấy giờ đây đã thành hiện thực khi việc thi công đã hoàn tất. Tôi tin rằng với ngôi nhà đa năng ấy, mái trường quê tôi nay sẽ thêm khang trang, hiện đại hơn, có thêm cơ sở vật chất để các em học sinh thân yêu được học tập, rèn luyện trong những điều kiện đầy đủ hơn.

Thầy giáo Lê Mạnh tiếp đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị ngày Hội CNTT  của PGD

       

        Thầy là một trong những tấm gương sáng trong cuộc vận động  “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” cho tập thể sư phạm chúng tôi noi theo. Tuy đoạn đường từ nhà đến trường khá xa nhưng thầy luôn có mặt tại trường đúng giờ, chăm chỉ làm việc đến trưa, nhiều khi trời đã tối nhưng thầy vẫn còn ở lại trường để làm cho hết việc.  Nhớ lại ngày nào thầy mới về đây công tác, gặp phải lúc thiên tai, con báo số 6 vào tháng 11 năm 2006 đã làm tốc mái nhiều điểm trường. Không quản ngại, thầy đã cùng đồng nghiệp lợp lại trường, dọn cây ngả đổ để mong sao học sinh sớm có chỗ học hành. Cơn báo số 9 năm 2009 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà trường. Những cây xà cừ bị trốc gốc, có người dân vô xin về làm củi chứ để lại cũng không sống. Thầy ôn tồn giải thích: “Chúng tôi sẽ cố gắng để cứu lấy cây xanh, hy vọng rằng nó sẽ sống, nếu có mất thì chỉ mất một ít công, còn nếu được cứu sống thì lợi ích rất nhiều.” Thế là anh em cùng nhau hợp lực để dựng cây lên, đổ thêm đất, bón phân. Sau hơn một tháng các cây xà cừ trở nên xanh tốt. Còn việc dọn bùn ngập tới ống chân và các công việc khác do bão lũ gây ra cần phải khắc phục trong thời gian dài. Trong những lúc như vậy, hầu như công việc hành chính thầy dành thời gian ngoài giờ. Tôi được biết vào cuối học kỳ I năm học 2010-2011, có một phụ huynh dẫn con đến trường xin nhập học. Hồ sơ chỉ có một giấy khai sinh và thẻ học sinh lớp Hai do trường tiểu học Tân Thới, huyện Trà Ôn cấp. Phụ huynh giải thích không có đủ hồ sơ là do bị chồng đánh đập dã man nên chỉ kịp lén dẫn con về quê ngoại sinh sống nên không tiện rút hồ sơ chuyển trường. Nhận em vào học, thầy nói: “Việc thiếu hồ sơ ta sẽ khắc phục sau. Tạo điều kiện cho các em học có gì mà phải ngại.” Cũng vào thời gian ấy, công ty Yamaha tặng 550 xuất quà cho học sinh của trường căn cứ vào số liệu học sinh năm học trước. Năm 2010-2011 tổng số học sinh của trường là 565 em. Như vậy nhiều em sẽ không có quà. Làm sao để em nào cũng có quà theo nhãn hàng của nhà tài trợ? Thầy tìm đến trường bạn có số học sinh giảm so với năm học trước để được giúp đỡ. Trường tiểu học Nguyễn Thị Bảy sẵn sàng tặng lại 15 xuất quà cho học sinh trường tiểu học Trần Đình Tri. Nếu chỉ dựa trên nguyên tắc và thiếu cái tâm của người thầy chắc không làm được như thế!

     Tại buổi lễ tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận đông “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thầy được Đảng bộ huyện Đại Lộc tuyên dương và tặng giấy khen: Đã có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2007-2010)

     Một điều đáng quí hơn cả, đó là tình cảm mà thầy dành cho đồng nghiệp, một sự lắng nghe chia sẻ và cảm thông sâu sắc. Thầy dành cho chúng tôi những lời động viên, khích lệ, những lời góp ý chân thành nhất. Đó không đơn giản là quan hệ lãnh đạo với cấp dưới mà là tình bạn, tình đồng chí cao cả.

     Ai đó đã từng nói: “Một thầy giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác.” Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi và các đồng nghiệp trong trường lại nghĩ đến người hiệu trưởng của mình. Đối với chúng tôi thầy Lê Mạnh không chỉ là một người anh, người bạn mà còn là một tấm gương để bản thân học tập, rèn luyện, để cống hiến nhiều hơn cho mái trường tiểu học Trần Đình Tri thân thương này!

Tác giả : Trần Thị Hồng Liên